Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện là gì?

14:43 |

Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện thực chất vẫn là kinh doanh nhượng quyền. Bao gồm thương hiệu, quy trình, quản lý và hỗ trợ liên quan.

Đây là hình thức kinh doanh mà chủ sở hữu một thương hiệu (franchisor) nhân bản mô hình có sẵn. Họ cấp phép cho một cá nhân hoặc tổ chức khác (franchisee) quyền sử dụng và vận hành một mô hình kinh doanh đã được thiết kế sẵn đó.

Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu

MÔ HÌNH KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN TOÀN DIỆN

Trong hợp đồng này, bên nhượng quyền cung cấp cho đối tác một gói sản phẩm hoặc dịch vụ đã được phát triển sẵn. Bao gồm các yếu tố như thương hiệu, quy trình kinh doanh, hệ thống quản lý, khả năng tiếp thị, và hỗ trợ hoạt động kinh doanh.

Trong vài năm nay, kinh doanh nhượng quyền ít vốn đang nở rộ khi mô hình này dần phổ biến hơn. Rất nhiều thương hiệu tầm trung và nhỏ đang tích cực mở quyền kinh doanh có các đối tác ít vốn.

Theo quy tắc chung về các chi phí bắt buộc, franchisee thường phải trả cho franchisor:

  • Một khoản phí nhượng quyền ban đầu (thường khá đáng kể).
  • Một phần doanh thu hàng tháng hoặc hàng năm.

Mô hình kinh doanh nhượng quyền toàn diện có thể mang lại lợi ích cho cả hai bên. Franchisor có thể mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình một cách nhanh chóng và tiết kiệm vốn, trong khi franchisee có thể tận dụng được một mô hình kinh doanh đã được chứng minh thành công và nhận được hỗ trợ từ phía franchisor.

Một số ví dụ nổi tiếng như chuỗi cửa hàng McDonald's, Starbucks, Highland.

Hiện nay, không chỉ các hệ thống lớn mới mở mô hình này. Bạn hoàn toàn có thể kinh doanh nhượng quyền ít vốn với các thương hiệu nhỏ hơn. Chúng bao gồm các xe bán cà phê lưu động, xe bánh mì, tiệm kem,...với số vốn nhượng quyền mà nhiều người dễ tiếp cận.

Một số thương hiệu nổi tiếng cho kinh doanh nhượng quyền

ĐIỀU KIỆN CẦN ĐỂ BẮT ĐẦU KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN

Một số yếu tố quan trọng mà bạn cần xem xét:

  1. Nghiên cứu thị trường: Bao gồm đối thủ cạnh tranh, khách hàng tiềm năng và xu hướng thị trường. Giúp bạn rõ hơn về tiềm năng kinh doanh và cách tiếp cận.
  2. Lựa chọn hệ thống nhượng quyền phù hợp: Trong ngành bạn quan tâm. Xem xét về sự phát triển, uy tín của thương hiệu, sự hỗ trợ cụ thể và các điều khoản hợp đồng.
  3. Tài chính: Vốn nhượng quyền và các khoản phí liên quan. Bao gồm chi phí thiết bị, thuê mặt bằng, quảng cáo, tiếp thị và lương nhân viên.
  4. Kế hoạch kinh doanh: Điịnh hướng hoạt động. Xác định mục tiêu, chiến lược và các hoạt động cụ thể.
  5. Huấn luyện và hỗ trợ: Đảm bảo bạn nhận đủ từ chủ sở hữu thương hiệu. Bao gồmquy trình hoạt động, sản phẩm/dịch vụ, tiếp thị và quản lý kinh doanh. Giúp ích lớn cho việc tăng cường năng lực và thành công.
  6. Pháp lý và hợp đồng: Nên có luật sư hoặc chuyên gia pháp lý hỗ trợ. Đảm bảo bạn hiểu rõ các quy định pháp lý liên quan đến kinh doanh nhượng quyền. Bao gồm các điều khoản trong hợp đồng trước khi ký kết.
  7. Xây dựng mạng lưới: Và quan hệ tốt với các đối tác, nhà cung cấp và khách hàng. Giúp có thêm sự hỗ trợ và cơ hội kinh doanh. Chia sẻ kinh nghiệm với những người có cùng quyền lợi nhượng quyền.

Các yếu tố trên có thể thay đổi theo từng ngành và thương hiệu cụ thể.

Ví dụ về 1 quy trình kinh doanh nhượng quyền

Bạn còn thắc mắc khác về nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện? Muốn tìm hiểu hoặc được hợp tác cùng một thương hiệu lớn với vốn thấp? Thậm chí vốn 0 đồng và 'lời ăn lỗ không cần chịu'? Hãy liên hệ với Health Later! Biết đâu tôi có thể giúp được bạn:

  • Email: healthlater@gmail.com
  • Inbox qua Fanpage Health Later!
  • Zalo Contact: 0️⃣3️⃣4️⃣5️⃣9️⃣6️⃣7️⃣0️⃣8️⃣7️⃣

Giúp đỡ người khác cũng là giúp chính mình! Chúc bạn thành công!